Chống Sét Lan Truyền Và Hệ Thống Bảo Vệ Chống Sét Bên Trong

Sử dụng thiết bị đạt chuẩn EMC

Bảo vệ chống sét bên trong là các biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ các thiết bị điện, điện tử và hệ thống thông tin bên trong tòa nhà hoặc cơ sở hạ tầng khỏi tác động của sét và các xung điện do sét gây ra. Chống sét lan truyền là một phần trong hệ thống bảo vệ chống sét bên trong.

Chống sét lan truyền Và Hệ Thống Bảo Vệ Chống Sét Bên Trong

Một số từ viết tắt hệ thống chống sét

TIẾNG VIỆT ENGLISH VIẾT TẮT
Chống Sét Van Lingtning Arrster LA
Bảo vệ chống sét Lightning protection LP
Biện pháp bảo vệ chống xung sét điện từ LEMP protection measures SPM
Hệ thống bảo vệ chống sét Lightning protection system LPS
Mức bảo vệ chống sét Lightning protection level LPL
Thiết bị bảo vệ chống đột biến Surge protective device SPD
Vùng bảo vệ chống sét Lightning protection zone LPZ
Xung sét điện từ Lightning electromagnetic impulse LEMP

1. Liên kết đẳng thế của hệ thống bảo vệ chống sét bên trong:

Liên Kết Đẳng Thế

Liên kết đẳng thế được nói đến ở mục 6.2 phần 3 của bộ tiêu chuẩn chống sét TCVN 9888 – 2013: Bảo vệ chống sét. Liên kết đẳng thế là sự kết nối giữa vỏ thiết bị bằng kim loại hoặc các bộ phận khác của một hệ thống điện, bao gồm cả hệ thống nối đất, nhằm đảm bảo rằng tất cả các điểm kết nối này có cùng một điện thế. Điều này giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu sự chênh lệch điện thế giữa các phần khác nhau của hệ thống, ngăn ngừa dòng điện nguy hiểm có thể gây ra bởi sự khác biệt điện thế đột ngột do các hiện tượng như sét đánh hoặc các sự cố về điện.

Thành phần liên kết của liên kết đẳng thế này bao gồm thanh liên kết đẳng thế và hệ thống dây dẫn nối các thanh liên kết đẳng thế với nhau và có sự liên kết đến hệ thống nối đất. Quy định về mức dây dẫn tối thiểu của liên kết đẳng thế.

Bảng dây dẫn tối thiểu của liên kết đẳng thế
Bảng dây dẫn tối thiểu của liên kết đẳng thế

2. Chống sét van và hệ thống bảo vệ chống sét trạm biến áp:

Chống sét van (Lightning Arrester) lắp đặt tại đầu đường dây vào trạm biến áp. Chống sét van được sử dụng để bảo vệ các hệ thống điện và thiết bị khỏi các xung điện áp cao gây ra bởi sét đánh hoặc các hiện tượng điện khác. Chống sét van hoạt động bằng cách dẫn các xung điện áp cao xuống đất, ngăn không cho chúng gây hư hỏng cho các thiết bị điện.

Chống Sét Van Trạm Biến Áp
Chống Sét Van Trạm Biến Áp

Nguyên lý làm việc của van chống sét: Khi sét đánh trực tiếp vào đường dây hạ thế 3 pha 220/380vac – 50hz, và gây cảm ứng vào đường dây hạ thế, xung điện áp cao sẽ lan truyền qua hệ thống dây dẫn và đến các thiết bị điện. Van chống sét có khả năng cảm nhận sự tăng đột ngột của điện áp vượt quá mức điện áp ngưỡng thiết kế.

Download đầy đủ nội dung về bộ Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9888 1~4 - 2013: Bảo vệ chống sét

Download tiêu chuẩn chống sét TCVN 9888: 2013

Xung điện áp này thường có biên độ rất lớn, có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho các thiết bị điện nếu không được kiểm soát. Khi xung điện áp đạt đến một giá trị ngưỡng nhất định, điện trở phi tuyến bên trong van chống sét giảm đột ngột, chuyển từ trạng thái cách điện sang trạng thái dẫn điện. Điều này cho phép dòng điện sét đi qua van và được dẫn xuống đất một cách an toàn.

Hay mô tả một cách dễ hiểu hơn: Khi có quá điện áp đặt lên chống sét van, điện trở của chống sét van nhanh chóng hạ thấp xuống tạo điều kiện để tháo hết sóng sét qua nó xuống đất, đến khi đặt lên chống sét van chỉ còn là điện áp mạng thì điện trở của chống sét van lại tăng lên rất lớn chấm dứt dòng kế tục vào thời điểm thích hợp nhất

3. Chống sét lan truyền cho lưới điện hạ thế 3 pha 220V/380V – 50/60Hz:

Sét lan truyền là gì?

Theo các chuyên gia thì sét lan truyền là khi một luồng sét bất ngờ đánh vào vị trí, địa điểm nào đó thì trong bán kính là 2km thiết bị này sẽ cảm ứng điện từ lên các dây điện. Điều này đồng nghĩa với việc các vật dụng được làm từ kim loại, đường truyền dữ liệu gần đó sẽ bị hỏng

Chống sét lan truyền
Chống sét lan truyền

Thiết bị chống sét lan truyền:

Thiết bị chống sét lan truyền (surge arrester) là một thiết bị giúp bảo vệ các thiết bị điện như máy tính, tủ lạnh, thiết bị công nghiệp và các loại máy khác khỏi điện áp nhất thời trong hệ thống phân phối điện và cáp dữ liệu. Thiết bị này sẽ hoạt động để làm giảm thiểu điện áp tăng đột biến trong nhà bằng cách truyền công suất dư thừa trực tiếp vào ổ cắm hoặc dây tiếp đất, từ đó làm giảm nguy cơ hư hại cho các thiết bị điện

Chống sét lan truyền tủ điện chính
Chống sét lan truyền tủ điện chính

Ngoài khả năng giúp bảo vệ các thiết bị điện trong nhà, thiết bị chống sét lan truyền (surge arrester) còn có thể bảo vệ đường truyền tín hiệu như camera, điện thoại.. nhờ vào khả năng lọc và làm tiêu hao xung sét hiệu quả. Thiết bị chống sét lan truyền được sử dụng trong hệ thống các dây điện hoặc ăng-ten với cơ chế bảo vệ cho đường truyền được hoạt động một cách liên tục, nhất là vào những ngày giông bão.

Hệ thống đường truyền tín hiệu là một trong những mục tiêu dễ bị ảnh hưởng bởi dòng sét nhất. Bởi lẽ, nguyên nhân hàng đầu khiến các đường truyền tín hiệu bị hư hỏng nặng là do bị sét đánh trúng. Vì thế, sử dụng thiết bị chống sét có tác dụng ngăn chặn triệt để những tai nạn không mong muốn như thế này xảy ra.

Sử dụng thiết bị đạt chuẩn EMC:

Bộ tiêu chuẩn EMC được gọi là tương thích của các thiết bị điện tử (Electro-magnetic Compatibility). Đó là khả năng của thiết bị điện tử hoạt động mà không gây ra nhiễu điện từ cho các thiết bị khác hoạt động gần đó, giúp duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của cả hệ thống. Chuẩn EMC đảm bảo rằng các thiết bị điện tử có khả năng hoạt động cùng nhau nhưng không gây ra nhiễu điện từ hoặc ảnh hưởng bởi các tín hiệu điện từ từ các thiết bị khác trong môi trường xung quanh.

Sử dụng thiết bị đạt chuẩn EMC
Sử dụng thiết bị đạt chuẩn EMC

Một số thiết bị điện tử có thể phát ra tia điện từ hoặc tạo ra nhiễu điện từ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đồng thời, sự tương tác trong quá trình hoạt động của các thiết bị điện cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành và dễ gây ra quá tải, cháy nổ, chập mạch,…

Vì thế, việc sử dụng các thiết bị điện đạt chuẩn EMC góp phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tham gia GROUP để giao lưu kiến thức MEP:

Zalo Code MEP Engineer
ZALO

Liên hệ: Trương Thanh Phương – Kỹ Sư Cơ Điện Công Trình

Địa chỉ: 307 Phan Xích Long, P.01, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

SDT: 0907.861.188 (Mr. Phương)

Hoặc chat với chúng tôi qua Zalo, Facebook để hỗ trợ tư vấn kỹ thuật.

FACEBOOK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *